Căn bản về bệnh ung thư

Bệnh ung thư phổi – Những điều bạn cần biết

Bệnh ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay. Do đó, việc trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này là hết sức cần thiết. Bài viết sau của Emuglucan sẽ giúp bạn trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh gây ra do các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc.

Có 2 loại ung thư phổi chính, đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Để xác định được loại ung thư phổi, thường phải quan sát trực tiếp trên kính hiển vi.

Bệnh ung thư phổi là gì? 1

Tế bào ung thư phổi (Ảnh minh họa)

Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer – SCLC)

Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển khá nhanh, và có khả năng lây lan nhanh chóng vào máu, cũng như một số bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường, khi phát hiện thì bệnh đã có tiến triển khá nặng. Do đó, hóa trị là phương án tối ưu cho những ai không may mắc phải loại ung thư phổi này.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non Small Cell Lung Cancer – NSCLC)

Đây là loại ung thư phổi phổ biến hơn và có tốc độ lây lan chậm hơn loại ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong trường hợp phát hiện sớm bệnh, bằng các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể giúp người bệnh chữa khỏi căn bệnh này.

Theo thống kê, có đến 80% số bệnh nhân mắc ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong loại bệnh ung thư phổi này, còn có 3 nhóm nhỏ là ung thư phổi tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư phổi biểu mô tế bào lớn.

Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi

Có tổng cộng 6 giai đoạn thường thấy của bệnh ung thư phổi. Emuglucan xin được tổng hợp lại như sau:

  1. Giai đoạn hình thành (giai đoạn bị che lấp): Ở giai đoạn này, chỉ có thể phát hiện được sự xuất hiện của các tế bào ung thư phổi trong đờm hoặc mẫu nước trong quá trình nội soi phế quản của người bệnh. Khối u không thể được phát hiện ở trong phổi của người bệnh. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này, tỷ lệ khỏi bệnh là cực cao.
  2. Giai đoạn 0: Có thể tìm thấy các tế bào ung thư phổi trong lớp niêm mạc dưới cùng của phổi. Khối u ung thư phổi lúc này cũng nhỏ, thường phát triển không quá lớp niêm mạc đáy này.
  3. Giai đoạn I: Các tế bào ung thư xuất hiện một cách có giới hạn ở bên trong phổi. Các tế bào mô xung quanh phổi chưa bị tấn công.
  4. Giai đoạn II: Tế bào ung thư phổi lúc này đã phát triển và lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, màng phổi, lớp màng quanh tim và cơ hoành.
  5. Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực giữa tim và phổi. Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị ảnh hưởng. Ung thư cũng có thể lây lan sang cổ dưới.
  6. Giai đoạn IV (hay còn gọi là giai đoạn muộn): Ung thư đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi 1

Tế bào ung thư phổi (Ảnh minh họa)

Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi

Thông thường thì ít khi các bác sỹ tại bệnh viện lại giải thích cho bạn lý do vì sao một người lại bị mắc ung thư phổi. Vì nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư phổi nói riêng và các căn bệnh khác nói chung là sự tổng hợp của rất nhiều các yếu tố tiêu cực lên cơ thể người bệnh.

Theo các bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện K, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi thường là do khói thuốc lá. Thậm chí, ngay cả trên thế giới, người ta còn thống kê rằng khói thuốc lá là nguyên nhân của 80% các ca bệnh ung thư phổi. Lý do bởi các chất độc hại có trong khói thuốc sẽ tồn tại khá lâu bên trong phổi của người hít phải. Theo thời gian, các chất độc hại này sẽ làm biến đổi các tế bào trong phổi, dẫn đến căn bệnh ung thư phổi quái ác. Một điều quan trọng khác nữa là không chỉ người hút trực tiếp mới có nguy cơ bị mắc, mà ngay cả những người hút gián tiếp (bị hít phải khói thuốc) cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí còn cao hơn cả những người hút thuốc trực tiếp.

Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi 1

Khói thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới 80% số ca ung thư phổi (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, có cả các nguyên nhân khác gây ra bệnh như việc tiếp xúc thường xuyên với các phóng xạ như Radon, Amiang, thạch tín, niken, crom… Sự ô nhiễm không khí, khói bụi trong không khí và cả tiểu sử gia đình cũng có thể gây ra bệnh ung thư phổi.

Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng mắc ung thư phổi và được chữa khỏi, bạn cũng sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ tái phát cao nếu không áp dụng một chế độ sinh hoạt hợp lý.

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Mặc dù chúng ta đều biết, việc phát hiện sớm bệnh ung thư sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công cho căn bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khi phát hiện ra bệnh ung thư phổi thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối. Vì sao lại có những trường hợp như vậy?

Theo các bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện K, có 2 lý do dẫn đến các trường hợp kể trên. Đầu tiên, là do thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân còn thấp. Đa số chúng ta thường đến bệnh viện khi thấy các hiện tượng của bệnh trở nên nặng và không thể tự chữa ở nhà. Chính vì tâm lý sợ bệnh viện, sợ khám bệnh đó đã khiến cho nhiều người không thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.

Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi cũng khá khó để nhận ra và thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Do đó, chúng tôi xin tổng hợp một số triệu chứng thường gặp của giai đoạn sớm bệnh ung thư phổi dưới đây:

  • Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
  • Thường xuyên thấy đau ngực.
  • Ho ra máu.
  • Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
  • Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
  • Phù nề vùng mặt và cổ.
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
  • Mệt mỏi.

(Nguồn: Wikipedia.org)

Trường hợp bạn thấy mình có nhiều dấu hiệu ở trên diễn ra cùng lúc, hãy tới ngay bệnh viện có uy tín để kiểm tra sức khỏe và nghe tư vấn của bác sỹ.

Để biết đầy đủ hơn về các dấu hiệu của bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: triệu chứng bệnh ung thư phổi

Chẩn đoán bệnh ung thư phổi như thế nào?

Trong trường hợp bạn phát hiện ra mình có những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi kể trên, hãy tới ngay các bệnh viện lớn để kiểm tra và xét nghiệm. Hiện tại có 3 phương pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư phổi khá chính xác và phổ biến là:

  • Khám sức khỏe
  • Chụp X-quang lồng ngực
  • Chụp CT cắt lớp vi tính

Chẩn đoán bệnh ung thư phổi như thế nào? 1

Chụp CT cắt lớp vi tính (Ảnh minh họa)

Để xét nghiệm về mức độ phát triển của bệnh ung thư phổi, các bác sỹ có thể thực hiện một số thủ thuật sau để lấy mẫu bệnh phẩm:

  • Kiểm tra tế bào trong đờm ở cổ họng.
  • Xét nghiệm tế bào ung thư phổi thoogn qua việc hút dịch phổi
  • Nội soi phế quản
  • Sử dụng kim mảnh lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết
  • Kiểm tra sinh thiết

Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc điều trị bệnh ung thư phổi cũng trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi xin điểm qua một số phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi phổ biến hiện nay là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên phương pháp này không có tác dụng ở các giai đoạn sau của bệnh.
  • Hóa trị: Phương pháp phổ biến được sử dụng để hạn chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Phương pháp sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư ở khu vực được chiếu phóng xạ.
  • Điều trị theo triệu chứng: Là phương pháp điều trị bổ sung, được sử dụng kết hợp với một hoặc nhiều các phương pháp ở trên để giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư phổi bằng các loại thuốc.

Xem chi tiết thông tin: Các biện pháp điều trị ung thư phổi

Người mắc bệnh ung thư phổi nên làm gì?

Mặc dù là một căn bệnh nan y khá nguy hiểm, thế nhưng cơ hội dành cho những người mắc ung thư phổi là vẫn còn. Theo các bác sỹ chuyên khoa, sau khi người bệnh phát hiện ra mình không may mắc phải căn bệnh này, cần áp dụng một số lời khuyên sau:

Giữ tâm lý ổn định

Không chỉ người bệnh mà cả bản thân người nhà của bệnh nhân cũng phải giữ cho mình sự ổn định về mặt tâm lý. Chúng ta đều có tâm lý hoang mang, sợ hãi khi nói đến bệnh ung thư. Thế nhưng, càng hoang mang bao nhiêu, càng lo lắng bấy nhiêu, chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Việc giữ cho mình tâm lý ổn định, không chỉ giúp cho quá trình điều trị có thêm những thuận lợi, mà còn giúp cho cơ thể có thể sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn, từ đó có thể nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể có khả năng tự chiến đấu với bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Ung thư phổi có chữa được không?

Giữ tâm lý ổn định 1

Tâm lý ổn định và thoải mái là chìa khóa giúp điều trị ung thư phổi hiệu quả (Ảnh minh họa)

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng luôn cần được để ý và quan tâm. Bên cạnh việc người nhà thường xuyên ở bên động viên và chăm sóc, người bệnh cũng có thể tự tập cho mình một số thói quen sống lành mạnh như tập thiền, tập thể dục nhẹ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tuyệt đối kiêng các chất kích thích, rượu bia… để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tuân thủ theo các phương pháp điều trị

Nhiều người bệnh có tâm lý là “có bệnh thì vái tứ phương” nên ngoài các biện pháp điều trị ở bệnh viện, còn tự ý mua thuốc nam, thuốc bắc cho người bệnh uống. Điều này cực kỳ nguy hiểm và không nên. Hãy tuân thủ triệt để theo chỉ dẫn của bác sỹ tại các bệnh viện nơi người bệnh điều trị.

Dùng thêm các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch

Các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch như beta glucan 1,3/1,6 đã được chứng minh và rất nhiều người bệnh ung thư sử dụng hiệu quả. Beta Glucan kích hoạt đại thực bào Macrophage, một loại bạch cầu chịu trách nhiệm một loạt các tác động bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch

Dùng thêm các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch 1

Sản phẩm Emuglucan

Emuglucan với thành phần chính là Beta glucan 1,3/1,6 được bán trực tiếp tại nhiều nhà thuốc tại các bệnh viện chuyên khoa U bướu (Bệnh viện K, Bạch Mai ….). Xem chi tiết tại đây.

Ngoài ra, nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh ung thư phổi và cách điều trị cho căn bệnh này, bạn có thể để lại bình luận ở dưới bài viết. Chuyên gia tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn, giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về bệnh.

Emuglucan (tổng hợp)

Dùng thêm các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch 2
Có thể bạn quan tâm:

Bình Luận Của Khách Hàng

  1. hoa đã bình luận:

    Theo như các dấu hiệu nhận biết ung thư phổi thỳ mẹ cháu ko có bất kỳ dấu hiệu nào cả.. Nhưng đy khám tại bệnh viên K kết luận là K PHẾ QUẢN HẠCH THƯƠNG ĐÒN BÊN PHẢI là thế nào ạ?? Mong các bác sĩ trả lời giúp cháu.. Trước khi mẹ cháu nổi hạch ở cổ đã bị U NANG và U SƠ ạ… Cháu cảm ơn

    • Tư vấn viên đã bình luận:

      Chào bạn Hoa!

      Bệnh ung thư khi thể hiện ra triệu chứng rõ ràng thì bệnh nhân đã ở giai đoạn 3 hoặc 4. Đó là lí do vì sao chúng nên đi khám chẩn đoán ung thư sớm để phát hiện ra bệnh khi bệnh chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn 1 hoặc 2. Trường hợp bạn nói mẹ bạn bị U Nang hay U Sơ nhưng không nói rõ vị trí nào nên chúng tôi không đủ thông tin để tư vấn thêm. Bạn và gia đình nên bình tâm theo đúng lộ trình của bác sĩ điều trị. Hiện nay khoa học tân tiến, có rất nhiều biện pháp mới để khống chế các tế bào ung thư. Bệnh nhân nên lạc quan, dinh dưỡng đầy đủ, tuân theo phác đồ điều trị sẽ giúp đẩy lùi được căn bệnh.

      Chúc mẹ bạn sức khỏe, vạn sự bình an!

  2. Thoa đã bình luận:

    Bị ung thư phổi đang điều trị xạ trị có uống được Emuglucan không ạ?

    • Tư vấn viên đã bình luận:

      Cảm ơn bạn đã quan tâm. Trường hợp mắc ung thư phổi có thể sử dụng được sản phẩm Emuglucan bạn nhé. Để biết thêm về tác dụng của Emuglucan tới bệnh ung thư phổi, bạn có thể liên hệ với số HOTLINE tư vấn của chúng tôi: 0989 644 046.

      Chúc bạn sức khỏe và bình an!

  3. Nga đã bình luận:

    Bị ung thư phổi có nên điều trị bằng thuốc nam không bác sỹ?

    • Tư vấn viên đã bình luận:

      Cảm ơn bạn đã quan tâm tới Emuglucan.

      Không chỉ riêng gì ung thư phổi, mà tất cả các loại ung thư khác, nếu như bạn muốn sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khác ngoài các phương pháp đang áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sỹ, hoặc của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

      Chúng tôi có 1 nội dung liên quan tới câu hỏi của bạn Nga ở bài viết sau http://emuglucan.vn/co-nen-chua-ung-thu-phoi-bang-thuoc-nam-khong-5645/

      Chúc bạn NGa cùng gia đình sức khỏe!

  4. Tuyen pham đã bình luận:

    Bac sy cho hoi Nguoi benh ung thu phoi giai doan cuoi phai hoa tri thi nen an nhung thu gi co the cho benh nhan mot danh sach an uong the nao cho phu hop dc khong ah

    • Tư vấn viên đã bình luận:

      Chào anh/chị. Đối với bệnh nhân phổi giai đoạn cuối phải truyền hóa trị thì chế độ dinh dưỡng vẫn phải đảm bảo các nhóm: tinh bột, rau xanh, protein,… Tuy nhiên bệnh nhân giai đoạn này rất yếu nên người nhà cho bệnh nhân ăn đồ mềm, dễ nuốt như mì, cháo, sữa, nước hoa quả … Các bữa ăn nên chia nhỏ để bệnh nhân không cảm thấy sợ hoặc áp lực khi ăn. Một số bệnh nhân khi truyền hóa chất có hiện tượng thay đổi vị giác. Người nhà cũng nên lựa theo yêu cầu của bệnh nhân để điều chỉnh cách nấu nướng cho phù hợp. Bên cạnh đó một tinh thần thoải mái, lạc quan cũng là yếu tố cần thiết đối với người bệnh.

  5. Thuong đã bình luận:

    Chào bác sĩ cho chau hỏi bố cháu đã chuẩn đoán bị u và đã được mổ ở bv k rồi , sau đo ket quả là bt .sau mọt năm thi sk có chút giảm sút và di khám bẹnh lai bây gio bs chuyen xuống phong truyen hoa tri nhung bo chau gio an uong tốt hon luc o nha , xin hoi bs bo chau co len truyen hoa tri ko ak? Ch cam ổn

  6. do dang huan đã bình luận:

    Chào bác Sỹ. Cho tôi hỏi. Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối di căn .truyền hoá chất.thì có thể sống được bao lâu nữa ạ .và liệu trình điều tri như thế nào. Xin cảm ơn bác Sỹ.

    • emuglucan đã bình luận:

      Chào bạn! Tiên lượng sống của bệnh nhân còn phụ thuộc mức độ di căn, xâm lấn của các khối u cũng như sức khỏe hiện tại của người bệnh. Đối với các trường hợp ung thư giai đoạn cuối, chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng để bệnh nhân không bị quá đau đớn hay khó chịu. Bạn nên có trao đổi với bác sĩ điều trị để có những phác đồ hợp lý nhất cho bố của bạn. Bên cạnh đó một tinh thần thoải mái, sự chia sẻ hỗ trợ của người nhà cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh, giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Ý kiến của bạn

Glucankiddy tăng sức đề kháng kích thích ăn ngon

Artrex xua tan nỗi lo bệnh khớp
0